Việt-Thái phối hợp giám sát khai thác thủy sản trên biển

Chiều 24/9, Ngài Tanee Sangrat, Phó vụ Trưởng Vụ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan và bà Panpimon Suwannaphongse, Tổng lãnh sự quán Vương quốc Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về tình hình đánh bắt hải sản của ngư dân tại vùng biển chồng lấn, giáp ranh giữa Việt Nam và Thái Lan.

buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Tại buổi làm việc, ​​hai bên đã trao đổi những chính sách pháp luật về đánh bắt hải sản và việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác trên lĩnh vực khai thác hải sản mà Chính phủ hai nước đã ký kết.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cùng các ngành có liên quan đã làm việc với đoàn.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Mai Anh Nhịn khẳng định thời gian qua, tỉnh Kiên Giang có những biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn, giải quyết tình trạng tàu cá của ngư dân vi phạm vùng biển chồng lấn, giáp ranh giữa hai nước Việt Nam và Vương quốc Thái Lan khai thác đánh bắt hải sản.

Tỉnh thành lập Tổ liên ngành 689 để tiếp nhận thông tin những vấn đề liên quan đến tàu cá, ngư dân Kiên Giang bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt. Trong chính sách khai thác thủy sản, tỉnh không chấp nhận ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển các nước lân cận mà chưa có sự hợp tác ký kết giữa hai quốc gia. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 689 về một số biện pháp nhằm ngăn chặn giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho rằng khi lực lượng chức năng Thái Lan phát hiện các tàu cá của ngư dân vi phạm cần thông báo cho chính quyền tỉnh Kiên Giang để có những biện pháp xử lý tốt hơn theo đúng quy định và pháp luật của hai nước cũng như những thỏa thuận đã thống nhất ký kết.

Thông qua đoàn công tác, ông Mai Anh Nhịn đề nghị Chính phủ Thái Lan xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân đã có hành động bạo lực, sử dụng súng bắn vào ngư dân Kiên Giang và bồi thường thiệt hại cho ngư dân, đồng thời mong muốn không để xảy ra tình trạng tương tự trong thời gian tới.

Phát biểu về vấn đề trên, Ngài Tanee Sangrat, Phó Vụ Trưởng Vụ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan nêu rõ: Chính sách của Chính phủ Thái Lan không cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp và các trường hợp vi phạm trên biển.

Ngài Tanee Sangrat thừa nhận vụ việc vừa qua phía Thái Lan đã xử lý không tốt và cho rằng hai nước Thái Lan và Việt Nam đều không mong muốn điều này xảy ra. Thủ tướng Thái Lan rất quan tâm đến vụ việc này và đã yêu cầu các cơ quan liên quan của Thái Lan điều tra, xử lý, giải quyết và báo cáo kết quả trong thời gian sớm nhất.

Ngài Tanee Sangrat gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân ngư dân Kiên Giang trong sự cố xảy ra ngày 11/9 vừa qua.

Tại buổi làm việc, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang và Đoàn công tác Vụ Đông Á thuộc Bộ Ngoại giao Thái Lan trao đổi về quy định chính sách pháp luật của hai nước trong khai thác biển; các vấn đề hợp tác phát triển trên lĩnh vực thủy hải sản giữa tỉnh Kiên Giang và Vương quốc Thái Lan trong thời gian tới.

Hai bên kiến nghị cơ quan chức năng của hai nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và thông báo cho ngư dân hiểu rõ về luật pháp quốc tế, về Luật biển và các chính sách quản lý, giám sát hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam-Thái Lan.

Hai bên yêu cầu lực lượng chấp pháp của hai nước không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân khi tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam-Thái Lan.

Hai nước cần thiết lập đường dây nóng để kịp thời giải quyết và hỗ trợ cho ngư dân khi gặp sự cố, khó khăn khi đang hoạt động khai thác thủy sản trên biển, đặc biệt là vùng biển chồng lấn giữa hai nước./.

TTXVN/Vietnam+, 24/09/2015
Đăng ngày 25/09/2015
Lê Huy Hải
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 13:39 05/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 13:39 05/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 13:39 05/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 13:39 05/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 13:39 05/05/2024